Một quốc gia châu Á tăng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam hơn 12.000% trong tháng 5, chiếm đến 97% kim ngạch trong cả 5 tháng đầu năm
Quốc gia này đã chi hơn 39 triệu USD để nhập khẩu sắt thép Việt Nam trong tháng 5, tăng hơn 12.000% so với tháng trước
đó.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Singapore trong tháng 5/2023 đạt 364,9 triệu USD, tăng 16,8% so với tháng trước đó, tính chung trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 1,6 tỷ USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023, nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác dẫn đầu kim ngạch trong số các mặt hàng xuất khẩu. Cụ thể, trong tháng 5 nhóm hàng này đạt hơn 60,9 triệu USD kim ngạch với 63.189 tấn, tính chung trong 5 tháng đầu năm, nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác mang về hơn 329,8 triệu USD, tăng 18,02% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 19,52% về tỷ trọng.
Đáng chú ý trong tháng 5, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang Singapore tăng đột biến với mức tăng mạnh nhất trong số các loại hàng hóa xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu sắt thép các loại sang Singapore mang về hơn 39,8 triệu USD, tăng mạnh 12.870% so với tháng 4/2023. Tuy nhiên tính đến hết tháng 5, xuất khẩu sắt thép sang thị trường này chỉ đạt hơn 40,8 triệu USD do các tháng trước đó giao dịch với số lượng rất ít, kim ngạch trong 5 tháng giảm 70% so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu trung bình trong 5 tháng đầu năm đạt 638 USD/tấn, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong khi đó xuất khẩu sắt thép các loại của cả nước trong tháng 5 đạt hơn 1,1 triệu tấn, đạt kim ngạch hơn 931 triệu USD, tăng 16,4% về kim ngạch và tăng 14,5% về trị giá so với tháng trước đó. Tính chung trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thép đạt hơn 4,3 triệu tấn, mang về hơn 3,4 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng nhưng lại giảm 15,9% về kim ngạch do giá xuất khẩu giảm so với cùng kỳ. Như vậy thị trường Singapore chỉ chiếm thị phần rất nhỏ - hơn 4% tỷ trọng trong tổng xuất khẩu thép của Việt Nam.
Tại thị trường trong nước, báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết sản xuất thép thành phẩm đạt 2,224 triệu tấn, tăng 2,3% so với tháng 4/2023 nhưng giảm 19,7% so với cùng kỳ 2022. Bán hàng thép các loại đạt 2,309 triệu tấn, tăng 13,62% so với tháng trước và ngang mức cùng kỳ 2022.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm, sản xuất thép thành phẩm đạt 11,091 triệu tấn, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng thép thành phẩm đạt 10,409 triệu tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo dự báo của Hiệp hội Thép thế giới (WSA) vào cuối tháng 5/2023, nhu cầu thép toàn cầu sẽ bắt đầu phục hồi trong năm 2023 sau khi giảm 3,2% năm 2022. Đông Á và Đông Nam Á sẽ đóng góp phần lớn tăng trưởng nhu cầu năm 2023, bù đắp cho sự suy yếu ở Châu Âu và Hoa Kỳ. WSA dự kiến nhu cầu thép năm 2023 sẽ tăng 40,8 triệu tấn đạt 1,8223 tỷ tấn.
Nhịp sống thị trường
- Giá quặng sắt thấp, Việt Nam hưởng lợi ra sao?(13/07/2023 13:53:01)
- Giá vật liệu xây dựng cuối năm tăng cao(13/07/2023 13:52:32)
- Sản lượng thép Trung Quốc tiếp tục tăng(13/07/2023 13:52:23)
- Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc giảm lượng thép sản xuất? (17 10 2016)(17/10/2016 14:40:35)
- Gang thép Thái Nguyên gửi đơn cầu cứu: Không thể cứu mãi (07/07/2016)(09/07/2016 11:33:58)
- Sau thép Hòa Phát, đến lượt Tôn Hoa Sen chuẩn bị ăn mừng sắp nhận quyết định bảo hộ của Bộ Công thương (08/07/2016)(08/07/2016 16:07:35)
- Cánh cửa hội nhập đang dần rộng mở, không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho các DN Việt, mà còn đặt ra nhiều thách thức. Bởi khi thuế suất nhập khẩu hàng hóa bằng 0%, sức ép cạnh tranh của các DN vô cùng (29/06/2016 10:41:41)
- Sản lượng thép của Trung Quốc chạm mốc cao mới vào giữa tháng 5 (30/05/2016)(01/06/2016 15:04:57)
- CISA: Việc cắt giảm công suất thép là một hiệm vụ toàn cầu chứ không chỉ của Trung Quốc (20/05/2016)(20/05/2016 10:53:33)
- Điều tra tự vệ phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam (30/12/2015)(12/04/2016 8:15:27)