Sau thép Hòa Phát, đến lượt Tôn Hoa Sen chuẩn bị ăn mừng sắp nhận quyết định bảo hộ của Bộ Công thương (08/07/2016)
Bộ Công Thương vừa ban hành số 2847/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu. Đây có thể là một tin vui đối với các đại gia như Hoa Sen, Tôn Đông Á, Thép Nam Kim...
Trước việc tôn màu giá rẻ nhập từ Trung Quốc tăng mạnh thời gian qua, hôm qua, ngày 6/7, Bộ Công Thương quyết định ban hành số 2847/QĐ-BCT điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu.
Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra là thép hợp kim hoặc không hợp kim cán nguội, tráng hoặc mạ hợp kim nhôm/kẽm được phủ sơn (tôn lạnh màu); thép hợp kim hoặc không hợp kim cán nguội, tráng hoặc mạ kẽm được phủ sơn (tôn kẽm màu); thép hợp kim hoặc không hợp kim cán nguội được phủ sơn (tôn đen màu) ở dạng cuộn, tấm băng hoặc cán sóng. Các hàng hóa này có mã HS như là 7210.7010, 7210.7090, 7212.4010, 7212.4020, 7212.4090, 7225.9990, 7226.9919, 7226.9999.
Thời hạn điều tra không quá 6 tháng kể từ ngày Bộ Công thương ra quyết định điều tra. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn điều tra có thể được gia hạn một lần không quá 2 tháng tiếp theo.
Tuy nhiên, theo văn bản, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trước khi kết thúc điều tra nếu xét thấy việc chậm thi hành sẽ gây ra hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
Như vậy, có thể coi đây là một tin vui đối với các đại gia trong ngành như Thép Nam Kim, Tôn Đông Á, Hoa Sen, Đại Thiên Lộc...
Bộ Công Thương cũng khuyến cáo các doanh nghiệp trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cần lưu ý về khả năng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ được áp dụng.
Trước đó, Bộ Công Thương đã nhận được đơn yêu cầu của nhóm công ty thép Đại Thiên Lộc, Nam Kim và Tôn Đông Á về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu nhập khẩu. Ba công ty nêu trên hiện chiếm 25,17% thị trường tôn màu trong nước.
Thực tế, trong giai đoạn 2013-2015 mặt hàng tôn màu nhập khẩu có sự gia tăng đột biến. Chỉ trong 3 năm, lượng tôn màu nhập khẩu tăng hơn gấp đôi từ gần 130.000 tấn năm 2013 tăng lên hơn 310.000 tấn năm 2015, giá trị nhập khẩu lên tới 5.200 tỷ năm 2015, gần gấp đôi năm 2013.
Các doanh nghiệp trong nước cho rằng điều này đã khiến họ gặp nhiều khó khăn, chịu thiệt hại về sản lượng sản xuất giảm, thị phần, doanh thu, lợi nhuận, lao động đều giảm, tồn kho tăng, chi phí sản xuất tăng nhưng giá bán không tăng...
Nguồn tin: Cafebiz
- Giá quặng sắt thấp, Việt Nam hưởng lợi ra sao?(13/07/2023 13:53:01)
- Một quốc gia châu Á tăng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam hơn 12.000% trong tháng 5, chiếm đến 97% kim ngạch trong cả 5 tháng đầu năm(13/07/2023 13:52:42)
- Giá vật liệu xây dựng cuối năm tăng cao(13/07/2023 13:52:32)
- Sản lượng thép Trung Quốc tiếp tục tăng(13/07/2023 13:52:23)
- Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc giảm lượng thép sản xuất? (17 10 2016)(17/10/2016 14:40:35)
- Gang thép Thái Nguyên gửi đơn cầu cứu: Không thể cứu mãi (07/07/2016)(09/07/2016 11:33:58)
- Cánh cửa hội nhập đang dần rộng mở, không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho các DN Việt, mà còn đặt ra nhiều thách thức. Bởi khi thuế suất nhập khẩu hàng hóa bằng 0%, sức ép cạnh tranh của các DN vô cùng (29/06/2016 10:41:41)
- Sản lượng thép của Trung Quốc chạm mốc cao mới vào giữa tháng 5 (30/05/2016)(01/06/2016 15:04:57)
- CISA: Việc cắt giảm công suất thép là một hiệm vụ toàn cầu chứ không chỉ của Trung Quốc (20/05/2016)(20/05/2016 10:53:33)
- Điều tra tự vệ phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam (30/12/2015)(12/04/2016 8:15:27)